Motivationsschreiben hay còn gọi là thư động lực được coi là 1 yếu tố rất quan trọng đối với mỗi học sinh, sinh viên muốn đi du học Đức. Với kinh nghiệm tư vấn tuyển sinh du học Đức nhiều năm với đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình tận tâm, tvduhoc.com sẽ chia sẻ với các bạn bí kíp để có được một mẫu thư động lực du học Đức hoàn hảo nhất.

Thư động lực là một phần quan trọng trong hành trình du học nghề Đức của bạn. Thư động lực giúp bạn thuyết phục Đại sứ quán rằng mình có đủ quyết tâm và sự nghiêm túc để theo đuổi con đường du học Đức của mình hay không.

Xem thêm:

Thư động lực du học Đức là gì?

  • Trước tiên để viết được một bức thư động lực du học Đức hoàn hảo bạn cần phải hiểu được thư động lực là gì, nắm được những nội dung chính để dễ hình dung.
    Đây giống như là 1 tờ đơn xin theo học ở Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam khi các bạn đi học thì đa phần là bố mẹ đưa mình đến trường là viết cho mình cái đơn này, viết dài ngắn thế nào là tùy bố mẹ.
  • Sự khác biệt là ở Đức các trường sẽ lấy thư động lực là một trong những tiêu chí đánh giá hồ sơ, thậm chí có trường đánh giá nhận hồ sơ phần nhiều dựa vào thư động lực.
  • Một yếu tố nhỏ nhưng rất là quan trọng đấy nhé. Cho nên bạn không chỉ phải viết đúng, viết đủ mà còn phải viết hay nữ.

Hướng dẫn viết thư động lực du học Đức 2021

Cấu trúc thư động lực du học Đức?

Bố cục chính của bức thư động lực du học nghề Đức gồm 3 phần:

  • Phần giới thiệu.
  • Phần trọng tâm.
  • Phần kết luận.

Bạn đừng đi theo những bài viết có sẵn trên internet mà hãy dành tâm huyết của mình cho bức thư động lực này để tránh sự sáo rỗng, lối mòn. Nếu chỉ biết đi theo những mẫu câu, lối viết có sẵn thì bức thư của bạn sẽ chẳng có gì đặc biệt, dĩ nhiên nó sẽ không tạo được sự ấn tượng trong mắt các nhân viên tại Đại sứ quán.

Các thông tin chính cần có khi viết thư động lực du học Đức.

Trước tiên các bạn cần nắm được những nội dung chính cần có trong thư, đúng hơn là bạn nên gạch ra một cái dàn ý trước về nội dung chính mà bạn sẽ viết. Bao gồm:

  • Lý do chọn ngành học, trường học: Các mẫu câu có thể sử dụng cũng tương tự như các bài viết thư trong B1, B2:

Mit einem großen Interesse schreibe ich diese Motivation/ In diesem Schreiben möchte ich Ihnen erklären, warum ich …. / Als ich ein Kind war, interessierte ich …

  • Lý do vì sao chọn Đức là điểm đến du học của bạn. Phần này mỗi người sẽ có 1 lý do khác nhau. Ví dụ:  vì nó đẹp, nằm ở trung tâm châu Âu, dễ đi du lịch, vì tôi yêu bóng đá, yêu xe hơi, vì tôi thích ăn xúc xích Đức, tôi thích uống bia hơi Đức,… nên tôi quyết định chọn du học Đức.
  • Hãy nói về thế mạnh của mình, sự phù hợp giữa năng lực bản thân với ngành học và công việc đã chọn: Zu meiner Stärkung zählt Lernfähigkeit, dass ich…
  • Mong muốn về công việc và định hướng tương lai của bạn sau khi hoàn thành chương trình du học Đức 

Một lưu ý quan trọng: những gì bạn kể cũng phải trùng khớp với CV của mình nữa nhé.

Bố cục cần có khi viết thư động lực du học Đức.

Đoạn mở đầu thư động lực du học Đức – Cách triển khai?

Dĩ nhiên, bạn sẽ giới thiệu bản thân. Ở phần này, bạn có thể nói thêm về quá trình học tập của bạn để chuẩn bị cho quá trình du học Đức. Bạn đang học ngành gì? Tại đâu? Hoặc bạn đã tốt nghiệp thì hãy nêu ra những bằng cấp mà bạn đã đạt được.

Thư động lực du học Đức

Đoạn thân bài thư động lực du học Đức – Có nên quá trung thực

  • Đừng bao giờ nói dối Đại sứ quán trong bất kỳ hoàn cảnh nào, do vậy bức thư động lực của bạn cần độ trung thực. Tuy nhiên, trung thực không có nghĩa là bạn sẽ kể hết ra tất cả những gì về bản thân mình trong bức thư này. Hãy trình bày bức thư một cách có chọn lọc.
  • Đầu tiên, trình bày yêu cầu cá nhân của bạn một cách thẳng thắn. Bạn muốn theo học bậc học nào của Đức, chuyên ngành nào và tại trường nào.
  • Tiếp theo là thể hiện mong muốn của mình đối với chương trình học này. Bạn sẽ đạt được những giá trị gì từ chương trình này. Dĩ nhiên, chúng ta không chạy theo một chương trình không mang lại giá trị gì cho bản thân người học. Việc đánh giá cao giá trị của chương trình bạn mong muốn theo học cũng chính là đánh giá cao tính nghiêm túc và năng lực học tập của bạn.
  • Lưu ý tiếp theo, nhấn mạnh những thành tích mà bạn thấy nó đáng giá.

Nên đề cập đến những thế mạnh của bạn

  • Bạn đã đạt chứng chỉ B1 với điểm số tốt hay thậm chí bạn đã hoàn thành cả chứng chỉ B2 tiếng Đức.
  • Trong quá trình đi học, bạn đạt được điểm tổng kết, điểm liên quan đến chuyên ngành bạn mong muốn theo học cao.
  • Bạn có kiến thức nền tảng về chuyên ngành này hay kinh nghiệm làm việc, bằng cấp liên quan.
  • Với một số điểm không đẹp trong hồ sơ, đừng lờ chúng đi mà hãy giải thích, khắc phục.
  • Bạn có thể tốt nghiệp một ngành nhưng lại mong muốn đi du học một ngành khác. Hướng giải thích là bạn hãy thể hiện tiềm năng của mình có thể học tập trong ngành này, vốn kiến thức mà mình đã chuẩn bị sẵn sàng để đi du học.
  • Bạn còn trẻ, chưa có kinh nghiệm thực tế nhưng hãy biến nó thành ưu điểm với sức trẻ và tinh thần ham học hỏi của mình.
  • Nếu bạn có điểm một trong 4 kỹ năng B1 thấp, thì hãy cho Đại sứ quán biết bạn sẽ cố gắng khắc phục và bạn sẽ cải thiện kỹ năng này như thế nào.

Kết luận:

Nếu bạn đang mong muốn theo chương trình du học nghề Đức, thì bạn nên bày tỏ mong muốn được ở lại làm việc để phục vụ cho nguồn nhân lực nghề đang thiếu thốn tại đất nước này.

Còn với những bạn đang mong muốn du học bậc đại học hay cao đẳng thì lời khuyên an toàn nhất là hãy bày tỏ ý định sử dụng những kiến thức kỹ năng có được để trở về Việt Nam làm việc.

Hy vọng chúng ta có thể rút ra được những lưu ý cơ bản khi viết thư động lực du học Đức. Chúc các bạn có những bức thư thực sự thuyết phục được Đại sứ quán. Ngoài ra, nếu bạn băn khoăn về những bước chuẩn bị hồ sơ hay phỏng vấn Đại sứ quán liên quan đến du học nghề Đức, hãy liên hệ ngay tvduhoc.com: 0903.279.479 để nhận được sự tư vấn miễn phí nhé.