Chào các bạn, có thể nói rằng, khi apply vào một chương trình du học nào, các bạn cũng đều muốn trúng tuyển chứ không ai luôn quá trình du học của mình bị trục trặc bất cứ điều gì. Vậy COE là gì? Các lỗi trượt COE khi du học Nhật Bản là gì? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây nhé!
COE là gì? Các lỗi trượt COE khi du học Nhật Bản?
Tấm thẻ visa là chiếc chìa khóa vạn năng giúp bạn mở rộng cánh cửa bước chân vào con đường du học Nhật Bản. Nhưng có một thực tế là, cứ 1000 sinh viên nộp hồ sơ thì có đến 300 bạn phải hoãn lại giấc mơ du học của mình vì không xin được visa.
Để xin được visa, bước đầu tiên bạn phải “qua ải” đỗ được COE (Chứng nhận đủ tư cách lưu trú tại Nhật).
COE là gì? Đầu tiên, đối với các bạn có nhu cầu học tập tại Nhật Bản trên 3 tháng. Các bạn cần phải xin COE (Certificate of Eligibility ) hay Tư Cách Lưu Trú. Đối với việc xin COE này, bạn cần phải xin tại Nhật Bản. Giấy chứng nhận này là xác nhận của Cục Nhập Cư Nhật Bản cho phép bạn lưu trú hợp pháp tại Nhật Bản với thời gian trên 90 ngày. Những trường hợp cần xin COE bao gồm: đi du học Nhật Bản, đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hoặc định cư lâu dài tại quốc gia này.
Xem thêm: Chương trình học bổng báo Nhật Bản
Bảng mã các lỗi trượt COE khi du học Nhật Bản
Nhiều du học sinh tương lai có gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn Tư vấn du học AZ và thắc mắc chuyện bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản từ chối cấp COE mà không rõ lý do chính xác mình bị đánh trượt là gì.
Có thể do các bạn chưa hiểu mã trượt COE? Để hỗ trợ các bạn xác định chính xác lý do và nguyên nhân khiến mình bị trượt COE khi đăng ký xin visa du học Nhật Bản, tvduhoc.com đã tổng hợp các bảng mã lý do trượt COE trong bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin này sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn để chuẩn bị kỹ lưỡng cho lần chuẩn bị hồ sơ xin COE kế tiếp.
1 | Sau khi kiểm tra lý lịch xuất cảnh, tình trạng cư trú của người nộp đơn nhận thấy không có sự tin tưởng. | |
A | Có tiền sử đã từng xuất cảnh ( Bạn từng có lệnh về nước) | |
B | Có tiền sử bị trục xuất (Bạn có tiền sử bị đuổi về nước) | |
C | Tình hình tạm trú, học tập trước đây không tốt | |
D | Không khai báo đầy đủ tiền xử xuất cảnh trong quá khứ | |
2 | Qua xem xét lý lịch của người nhận đơn nhận thấy không đáng tin cậy. | |
A | Không có bằng chứng hay giải trình về lý do không được cấp COE trước đây (bạn không khai báo về lý do bị từ chối nộp đơn lần trước) | |
B | Không chấp nhận các bằng chứng hay giải trình vè lý do không được cấp COE trước đây (bạn không khai báo đầy đủ về lý do bị từ chối nộp đơn lần trước) | |
C | Không chấp nhận hò sơ liên quan đến người nộp hồ sơ không đầy đủ (tài liệu hồ sơ của người nộp đơn không nhất quán hoặc không hợp lý) | |
3 | Sau khi xem xét quá trình học tập nhận thấy người nộp đơn không có năng lực, ý chí học tập. | |
A | Không có tính hợp lý trong lý do du học và quá trình học tập | |
B | Không có đầy đủ bằng chứng về năng lực ý chí học tập | |
C | Không tin tưởng vào việc học tập tiếng Nhật | |
D | Không có đầy đủ bằng chứng về năng lực tiếng Nhật | |
4 | Nhận thấy không có sự tin tưởng trong hồ sơ nộp đơn. Không có tính toàn vẹn trong nội dung ghi ở hồ sơ đã nộp. | |
A | Bằng tốt nghiệp | |
B | Chứng nhận bằng tiếng Nhật | |
C | Bản công chứng | |
D | Sơ yếu lý lịch | |
E | Chứng mính số dư ngân hàng | |
F | Chứng minh việc làm, chứng minh thu nhập | |
G | Học bạ | |
H | Chứng nhận sinh viên | |
I | Giấy khai sinh | |
J | Sổ hộ khẩu | |
K | Sổ ngân hàng, sao kê tiền gửi tiền rút | |
L | Khác | |
5 | Nộp thiếu hồ sơ | |
Do nộp thiếu hồ sơ yêu cầu nên nhận thấy không có bằng chứng đầy đủ về lý lịch của người nộp đơn và năng lực chi trả chi phí của người bảo lãnh | ||
6 | Liên quan đến người bảo lãnh | |
A | Không tin tưởng việc có thể chi trả chi phí học tập và sinh hoạt ở trường Nhật (Tài sản có thể hỗ trợ sinh hoạt phí học tập không được thừa nhận là đủ) | |
B | Không có đủ bằng chứng chứng minh có thể chi trả chi phí ổn định, liên tục trong quá trình học ( quá trình hình thành tài sản) | |
C | Vì hồ sơ liên quan đến người bảo lãnh không đầy đủ nên độ tin cậy về nội dung liên quan đến cam kết chi trả chi phí cũng không đáng tin cậy (tài liệu của người bảo lãnh không đúng, không hợp nhất) | |
D | Không có lý do chính đáng về việc chi trả chi phí của người nộp đơn cho người bảo lãnh (Lý do bảo lãnh của người nộp đơn không hợp lý) | |
7 | Lý do khác |
Trượt COE không phải là kết thúc của tất cả. Nếu bạn có quyết tâm và mong muốn học tập thật sự tại sứ sở mặt trời mọc thì cơ hội du học Nhật Bản vẫn sẽ rộng mở với bạn”.
Xem thêm: Điều kiện du học Nhật Bản 2021
Về mẫu phiếu từ chối cấp COE: Để có được phiếu này, bạn có thể yêu cầu công ty tư vấn du học uy tín liên hệ với trường để có được thông tin chính xác tại sao hồ sơ bị trượt, các thông tin kể trên sẽ rất hữu ích trong trường hợp xin lại COE vào lần sau.
Vui lòng liên hệ Trung tâm tư vấn du học AZ
Hotline: 0903.279.479
Email: duhoc.hcit@gmail.com